“Nếu cho chọn lại nghề, tôi vẫn chọn nghề giáo”
Say sưa, tâm huyết nói về ngành, về nghề, về các nhà trường nhưng lại chừng mực khi nói về mình, nhà giáo Nguyễn Thị Thủy chia sẻ: Những gì tôi làm đều xuất phát từ lòng yêu nghề, toàn tâm toàn ý với công việc, làm vì danh dự của ngành, sự phát triển của cơ sở. Nếu cho chọn lại nghề, tôi vẫn chọn nghề giáo… |
|
Tất cả vì danh dự của nghề giáo
Nói đến giáo dục Thanh Xuân là nói đến những bước tiến vững chắc, tạo đột phá trong chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện trên địa bàn. Nếu như năm học 2009-2010, ngành GD&ĐT quận đợc Sở GD&ĐT Hà Nội khen hoàn thành tốt và xuất sắc 13/13 chỉ tiêu công tác thi đua, trong đó có 3 chỉ tiêu xuất sắc; xếp thứ 7/29 quận, huyện, thị xã thì các năm tiếp theo đã có những bước tiến khá rõ rệt. Năm học 2010-2011, ngành vươn lên đạt 5 chỉ tiêu xuất sắc, xếp thứ 4/29 quận, huyện, thị xã. Năm học 2012-2013 là 8 chỉ tiêu xuất sắc, xếp thứ 3/29 quận, huyện, thị xã và năm học 2013-2014 vừa qua là 11 chỉ tiêu xuất sắc, xếp thứ 2/30 quận, huyện, thị xã.
Nhìn lại những bước tiến ngoạn mục này để thấy sự nỗ lực không ngừng của CBGV-NV và HS trong toàn ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân. Và con thuyền tri thức chở sự nghiệp “trồng người” ấy đợc chèo lái vững chắc bởi người “thuyền trưởng tài ba” như cách ví von của CBGV-NV quận Thanh Xuân khi nói về người Trưởng phòng của mình- nhà giáo Nguyễn Thị Thủy. Ví von như vậy, nhưng tất cả đều xuất phát từ thực tâm khi nói về chị. Với họ, chị là nhà giáo “3 trong 1”. Đó là người “thuyền trưởng” tài ba trong quản lý; người thầy giàu ý tưởng trong công việc và người chị cả thân thiện trong cuộc sống thường ngày.
Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân Vương Thị Vân Khánh không giấu đợc sự cảm phục khi nói về người Trưởng phòng của mình. Với chị Khánh: Đợc làm việc với chị Thủy, chúng tôi học hỏi đợc ở chị rất nhiều. ỏằž chị hội tụ những yếu tố của một nhà quản lý giỏi, nhà giáo mẫu mực, người phụ nữ tinh tế luôn quan tâm, gần gũi với đồng nghiệp; tâm huyết với công việc; trí tuệ, bản lĩnh trong công tác chỉ đạo và luôn sâu sát, đồng cảm với cơ sở.
Còn với cô giáo Ngô Thị Diệp Lan- Hiệu trưởng trường THCS Phan Đình Giót: Chúng tôi luôn cảm thấy “xấu hổ” khi chưa làm tốt một việc gì đó, không phải vì chạy theo thành tích mà vì lòng tự trọng, chúng tôi thấy mình đã phụ lòng người Trưởng phòng luôn sâu sát cơ sở, tư vấn, hướng dẫn nhiều giải pháp giúp cơ sở phát huy đợc thế mạnh, khắc phục đợc khó khăn để xây dựng ngôi trường vững mạnh vì quyền lợi của học sinh, vì danh dự của ngành. Làm công tác quản lý mà chị không nề hà, ngại khó ngại khổ cùng cơ sở tìm những hướng đi đúng đắn và hiệu quả thì không có lý gì chúng tôi lại không cố gắng làm tốt nhất những gì có thể trong công tác giáo dục, đào tạo của trường mình, chung sức, đồng lòng cùng người “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền đến đích một cách vững chắc nhất.
Tiến những bước vững chắc, ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân bứt phá từ một đơn vị khiêm tốn ở tốp giữa lên ở vị trí của những đơn vị tốp đầu trong 5 năm gần đây khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Hỏi chị Thủy “bí quyết” là gì, chị nói: Thành quả của những năm học gần đây là sự tích lũy của cả một quá trình với sự phấn đấu không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ chuyên viên phòng GD&ĐT quận và các trường học trên địa bàn. Quan điểm của chúng tôi là cơ sở có mạnh thì ngành mới mạnh. Vì vậy, chúng tôi hướng mọi hoạt động về các nhà trường, các cơ sở giáo dục, cùng họ phát huy mặt mạnh, hạn chế khiếm khuyết. Muốn làm đợc như vậy thì người làm công tác quản lý phải hiểu cơ sở, gắn bó với cơ sở và đa ra những hướng đi phù hợp với đặc thù của từng nhà trường, cấp học, từ đó cơ sở “tâm phục, khẩu phục” và làm tốt nhiệm vụ của mình. Làm tốt vì chính sự phát triển của nhà trường, vì học sinh và kết quả nhận đợc không chỉ là những thành tích này, danh hiệu kia mà hơn cả là sự tin tưởng của cấp trên, sự tin yêu của cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn. Khi cơ sở thấy cơ quan quản lý như chỗ dựa vững chắc thì họ sẽ vững tâm phát huy hết khả năng. Làm giáo dục quan trọng nhất là danh dự, uy tín của nghề làm thầy và sự tin yêu của cha mẹ học sinh, học sinh với mình.
Lắng nghe và học hỏi để đổi mới
Với chị Thủy: Dù là giáo viên trực tiếp đứng lớp hay làm cán bộ quản lý thì người thầy giáo vẫn phải không ngừng học hỏi để bắt nhịp với yêu cầu đổi mới, cùng với đó là chịu khó lắng nghe để hiểu hơn về học trò, về đồng nghiệp và cơ sở của mình.
Là một giáo viên giỏi cấp Thành phố khi còn dạy Toán ở các ngôi trường khác nhau, rồi Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng năng động, sáng tạo những năm 1992-2005, người Trưởng phòng có bề dày kinh nghiệm, song bản thân chị Thủy không ngừng học hỏi để mỗi việc làm, quyết sách của mình đều mang tính khoa học, trí tuệ và hiệu quả. Hơn nữa, giáo dục chính là xã hội, nhà giáo không thể không học hỏi để phù hợp với sự biến động cùa xã hội, để xứng đáng với nhiệm vụ dạy chữ, dạy người. Ngành giáo dục còn liên quan đến hầu hết các ban, ngành, đoàn thể khác. Nếu không chịu khó học hỏi, tìm hiểu thì công tác phối hợp, triển khai các hoạt động của giáo dục sẽ không đi trúng đích và đạt hiệu quả như mong muốn. Công tác tham mưu cho cấp trên cũng sẽ không nhận đợc sự đồng tình và việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động sẽ không tránh khỏi lúng túng, sai sót.
Không ngừng học tập để nâng cao năng lực quản lý, chị Thủy luôn đổi mới công tác quản lý, vận dụng sáng tạo, phù hợp thực tiễn với phương châm: quản lý điều hành bằng kế hoạch, bằng qui chế, nội qui cơ quan, bằng thi đua động viên kịp thời, hướng về cơ sở và thực hiện tốt thi đua “dạy tốt-học tốt-quản lý tốt”. Hoạt động theo sự chỉ đạo khoa học, hiệu quả, đồng bộ của người “thuyền trưởng”, từ năm học 2006-2007 đến nay, ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân có số học sinh tăng nhanh từng năm, số trường lớp đợc xây mới cải tạo nhiều, chất lượng giáo dục toàn diện đợc nâng lên rõ rệt ở các cấp học, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày một khởi sắc. Ngành GD&ĐT quận đang đợc đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Trải lòng về những công việc đã làm cho ngành, cho cơ sở, chị Thủy nói: Mọi khó khăn đều tìm đợc hướng tháo gỡ khi mình toàn tâm, toàn ý với công việc, làm từ chính cái tâm của mình. Và sự toàn tâm ấy với chị Thủy bắt đầu từ chính lòng yêu nghề dạy học, yêu đến đam mê.
Với chị Thủy 12 năm đứng lớp đợc sống với tình yêu của mình bên lớp lớp học trò là một niềm hạnh phúc. Đã hơn 22 năm làm công tác quản lý nhưng lúc nào chị cũng xúc động khi nhìn đám học trò hồn nhiên, trong sáng vui đùa trong sân trường. Chị nói: Học trò, nhất là các em đang bước những bước đầu đời, như tờ giấy trắng, trong trẻo, vô tư, háo hức tiếp nhận kiến thức mới, mỗi ánh mắt, nụ cười hồn hậu của các em đều làm cho mình thấy yêu cuộc sống hơn, yêu nghề hơn. Vì vậy, người lớn, nhất là các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ không nên làm gì để tổn thương các em mà hãy dành cho các em- thế hệ tương lai của đất nước những gì tốt đẹp nhất, đổi lại chúng ta có đợc niềm tin yêu từ các em, từ xã hội.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Quận ủy Thanh Xuân trao cờ đơn vị xuất sắc cho Phòng GD&ĐT Thanh Xuân
Liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, người tốt việc tốt cấp Thành phố, đợc nhận nhiều Bằng khen của Thành ủy- UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ và vinh dự đợc đề nghị Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2014, Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Xuân Nguyễn Thị Thủy xứng đáng là nhà giáo mẫu mực, nhà quản lý giỏi, tấm gương sáng đề đồng nghiệp và CBGV-NV noi theo. Đúng như lời bộc bạch của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Như- Hiệu trưởng trường TH Phan Đình Giót: Chị Thủy là một nhà sư phạm mẫu mực không chỉ trong công việc mà cả trong mỗi lời ăn, tiếng nói, hành vi, giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh. Với chúng tôi, chị thực sự là một nhà giáo ưu tú, một tấm gương sáng để học tập…