Trẻ lứa tuổi mầm non luôn tò mò, yêu thích khám phá thế giới xung quanh mình. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trẻ càng ham học hỏi và muốn khám phá thế giới thì càng thông minh, mở mang kiến thức có lợi cho cuộc sống sau này. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non “học bằng chơi, chơi mà học”, để đạt hiêu quả, mỗi giờ hoạt động của trẻ được tổ chức nhẹ nhàng, gần gũi, tạo cơ hội, khuyến khích trẻ sử dụng nhiều giác quan, tăng cường trải nghiệm khi tham gia hoạt động, qua đó giúp phát triển khả năng nhận biết, tư duy và ghi nhớ ở trẻ.
Học sinh lớp Mẫu giáo lớn với hoạt động Khám phá quy trình làm cốm
Tham dự chuyên đề, các đồng chí đại biểu đã dự các hoạt động khám phá tại 03 lứa tuổi Mẫu giáo; hoạt động ngoài trời; hoạt động góc tại các lớp học. Việc ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trong tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã mang lại nhiều hiệu quả. Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên là người định hướng, gợi mở, trẻ được trải nghiệm, khám phá, làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận, chia sẻ với các bạn, điều này đã giúp trẻ trở nên tự tin, tích cực hơn, các giờ hoạt động cũng hấp dẫn và sinh động hơn.
Ths Trần Thị Hằng, nguyên Trưởng khoa GDMN trường CĐSPTW
chia sẻ về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động
Các đại biểu tham dự cũng được lắng nghe Ths Trần Thị Hằng, nguyên Trưởng khoa GDMN, trường CĐSPTƯ chia sẻ về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học theo dự án, qua đó phát triển chương trình giáo dục nhà trường, từng bước ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Các hoạt động kết nối, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, bồi dưỡng đội ngũ giữa quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức đã trở thành một hoạt động thường niên, thiết thực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và hội nhập Quốc tế./.
Một số hình ảnh của buổi tập huấn